Vụ tai nạn giao thông thương tâm kể trên xảy ra đêm 24.12 tại một vùng quê ở Nghệ An. Điều đáng bàn là Nghệ An đã xảy ra khá nhiều vụ việc tương tự,Đừngđểtrẻemláixemáto be continued khi học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe máy nhưng vẫn điều khiển xe và đã gây ra các vụ tai nạn đau lòng.
Thực tế, không chỉ học sinh bậc THPT điều khiển xe gắn máy (dung tích xi lanh 50 cm³ trở xuống), nhiều học sinh bậc THCS, dưới 16 tuổi vẫn chạy xe máy (dung tích xi lanh 50 cm³ trở lên). Người viết đã chứng kiến khá nhiều trẻ em ở độ tuổi này được cha mẹ giao xe máy để tự điều khiển. Khi ra đường, nhiều em phóng xe bạt mạng, bất chấp nguy hiểm.
Luật Giao thông đường bộ đã quy định rõ về độ tuổi điều khiển xe gắn máy. Pháp luật cũng đã quy định về mức xử phạt hành chính người giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển xe; trường hợp để xảy ra tai nạn giao thông chết người, thì người cho mượn phương tiện có thể bị xử lý hình sự tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Tuy nhiên mới đây, lực lượng CSGT Công an TP.Vinh (Nghệ An) lập chốt để kiểm tra các phương tiện học sinh sử dụng khi đến trường. Chỉ trong khoảng vài giờ đồng hồ lập chốt kiểm tra gần cổng một trường THPT, CSGT phát hiện, tạm giữ nhiều xe máy do người điều khiển chưa đủ độ tuổi điều khiển, không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ. Những học sinh này bị lực lượng công an lập danh sách thông báo đến ban giám hiệu nhà trường và Phòng Giáo dục TP.Vinh để phối hợp với phụ huynh ký cam kết, có biện pháp giáo dục, răn đe.
Thế nhưng, CSGT cũng chỉ có thể xử lý được phần ngọn, cái gốc vẫn là ý thức của cha mẹ. Nhiều người rất chủ quan khi nghĩ rằng dù chưa đủ tuổi, nhưng con mình đã chạy "ngon lành" nên an tâm giao xe cho con mà không nghĩ đến hậu quả. Khi sự đã rồi thì ân hận cũng thành vô nghĩa.